Nhấn mạnh tới 2 vấn
đề trọng tâm trong buổi tọa đàm góp ý
về mức thuế suất TNDN và quy định
khống chế quảng cáo, tiếp thị, khuyến
mại, bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch AVR cho
rằng, trong suốt 14 năm qua, không biết có bao nhiêu
cuộc đối thoại, kiến nghị từ
cộng đồng DN, ý kiến chuyên gia, hội thảo
khoa học... cả trước và sau kỳ sửa
thuế TNDN năm 2008 nhưng đến nay vẫn còn
vướng mắc và một số quy định đang
cản trở DN phát triển.
Tại khoản 1, Điều 10
của Dự thảo luật sửa đổi thuế
suất phổ thông giảm xuống còn 23% và bổ sung
mức thuế 20% đối với DN vừa và nhỏ.
Nhưng đây vẫn là mức thuế cao hơn so với
một số nước và chưa thực sự tạo
điều kiện cho DN tích tụ vốn để tái
đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh,
tái cơ cấu đầu tư.
Hiện nay, ở các nước
có nền kinh tế phát triển có 2 xu hướng “đánh
thuế” DN: một là mức thuế cực cao như
Mỹ và Australia, hai là cho DN hưởng mức thuế
rất thấp như: Singapore và Đài Loan (17%); Hong Kong áp
dụng mức thuế suất từ 16,5% từ năm
2008 đến nay. Các nước khác như: Thái Lan cũng
giảm thuế suất phổ thông xuống mức 20%
kể từ ngày 1/1/2013... Đối với các nước
có nền kinh tế đang phát triển như Việt
Nam
thì Nhà nước nên áp dụng mức thuế suất
rất thấp để nuôi dưỡng kinh tế và DN
chứ không áp chính sách “tận thu”.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, sau 3
lần giảm thuế (từ 32% xuống 28%; từ 28%
xuống 25% và lần này từ 25% xuống 23% như dự
thảo luật) lộ trình này chẳng khác nào “phú quý
giật lùi”.
Ngoài ra, việc xác định DN
vừa và nhỏ để được hưởng
mức thuế suất ưu đãi là DN sử dụng
dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời
gian và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng
thì được áp dụng thuế suất 20% là chưa
hợp lý và chưa thỏa đáng. Do đó, cần tăng
mức doanh thu lên 100 tỷ đồng.
Đồng tình với quan
điểm của bà Mỹ Loan, đại diện của
Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh Dược Việt
Nam, Hội siêu thị Hà Nội; Hiệp hội DN trẻ
Hà Nội cho rằng, nếu Nhà nước để
mức thuế TNDN quá cao sẽ buộc DN phải “lách
luật”, trốn thuế. Vì vậy, nên để mức
thuế 20% để tháo bớt khó khăn cho DN, khuyến
khích họ “tâm phục” đóng thuế cho cơ quan
thuế. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, Nhà
nước cần thiết phải “khoan sức dân”, dung
dưỡng DN và nền kinh tế.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan -
Chủ tịch AVR trình bày tổng quan ý kiến của
cộng đồng DN góp ý cho Dự thảo Luật
thuế TNDN sửa đổi. Ảnh: TVH
Phân tích về 3 điểm
cần sửa đổi trong dự thảo Luật, ông
Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, đã có
bài tham luận tại buổi tọa đàm, trong đó ông
nhấn mạnh:
Một là, trong bối
cảnh các DN Việt Nam đang “ngộp thở” vì gánh
nặng lãi suất ngân hàng, nhiều loại thuế,
lệ phí, phí, thiếu vốn, khó khăn về thị
trường thì 5 năm tới (từ năm 2014 - 2019), Nhà
nước cần “khoan sức dân” bằng cách giảm
thuế thu nhập xuống mức 20% cho DN. Đối
với DN vừa và nhỏ, hiện nay, tuy thuế TNDN là 25%
nhưng nhờ “gói” hỗ trợ theo nghị quyết
của Quốc hội được giảm 30% nên các DN
này chỉ nộp thuế 17,5%. Vì vậy, Nhà nước nên
giảm thuế cho đối tượng này xuống
mức 15-17%. Và nên miễn thuế TNDN cho ngư dân và DN
ở vùng đặc biệt khó khăn!
Thứ hai, về chính sách
tài khóa, nên giảm thuế GTGT xuống còn 8% là phù hợp
để tạo ra một chu kỳ sản xuất
mới, tạo khoản vốn không lãi cho DN tổ chức
sản xuất với giá thành hợp lý hơn, kích cầu
tiêu dùng, là cơ sở để đẩy sức mua, tác
động tích cực trở lại đến sản
xuất, kinh doanh.
Và thứ ba là, Dự thảo
Luật thuế GTGT không nên tiếp tục khống chế
chi phí quảng cáo và nên bãi bỏ mức giới hạn này
mặc dù dự luật đã điều chỉnh mức
khống chế chi phí khuyến mại quảng cáo từ
10% lên 15% so với luật hiện hành. Đây là một
điểm hạn chế và gây thiệt hại cho DN vì các
DN đều đang phải chi cho các hoạt động
này trên mức khống chế. Hơn nữa, việc
khống chế này sẽ gây bất bình đẳng
giữa các DN. Nếu bỏ giới hạn mức chi
hợp lý thì vừa khuyến khích khả năng sáng
tạo, kinh doanh thu lợi nhuận của DN mà Nhà
nước cũng không thất thu bởi khoản chi
của DN này cũng đồng thời là khoản thu
của DN khác và Nhà nước đã đánh thuế với
khoản thu này.
Ghi nhận kiến nghị
của các Hiệp hội ngành hàng, ông Đinh Trịnh
Hải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách
Quốc hội cho rằng, bài toán cân đối ngân sách Nhà
nước trong giai đoạn hiện nay không dễ.
Hơn bao giờ hết, Nhà nước luôn luôn quan tâm, lo
lắng đến DN bởi đây là “mạch máu” nuôi
dưỡng nền kinh tế đất nước. Vì
vậy, 3 năm gần đây nhất khi nền kinh tế
gặp nhiều khó khăn thì Chính phủ và Quốc hội
luôn cân nhắc và xem xét đến các chính sách miễn,
giảm, giãn thuế cho DN. Và kiến nghị của VASEP
về việc miễn thuế TNDN đối với
ngư dân, DN ở vùng đặc biệt khó khăn có
khả năng được Quốc hội chấp
thuận.
Nhưng cứ giảm 1% mức
thuế suất TNDN thì ngân sách bớt khoảng 6.000 tỷ
đồng. Và nếu giảm
5% thì ngân sách giảm 30.000 tỷ đồng. Do
vậy, có thể mức thuế suất 20% sẽ
được áp dụng, nhưng không thể trong năm
2014 mà phải theo lộ trình giảm dần đến
năm 2016.
Vào ngày 17-18/4 tới, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội sẽ có ý kiến
về mức thuế suất thuế TNDN. Theo đó, DN
nhỏ và vừa sẽ được áp mức thuế
20% kể từ ngày 1/7/2013 thay vì từ ngày 1/1/2014 như
đề xuất trong dự án luật. Còn DN lớn áp
dụng thuế suất phổ thông 23% bắt đầu
từ ngày 1/1/2014 cho đến ngày 31/12/2015. Có thể,
từ năm 2016, sẽ áp dụng chung một thuế
suất 20%.
Được biết, tại
phiên họp lần thứ 17 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 9 -
18/4/2012 với nhiều nội dung liên quan đến các
chính sách về thuế nhằm hỗ trợ cho DN. Ủy
ban sẽ có ý kiến về Tờ trình của Chính phủ
liên quan đến các giải pháp hỗ trợ sản
xuất, kinh doanh, đồng thời thảo luận
về những ý kiến khác nhau liên quan đến Dự
thảo Luật thuế TNDN sửa đổi.
Tại phiên họp thường
kỳ trước đó của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, Chính phủ dự kiến giảm
thuế suất thu nhập DN phổ thông từ 25% về
23%, riêng các DN vừa và nhỏ được hưởng
mức ưu đãi 20%. Trong khi đó, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Chính phủ tính
toán lại và đưa thuế suất về 20% với
tất cả các DN để hỗ trợ hơn cho DN và
khuyến khích đầu tư.
Trước đó, Bộ
trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Vũ Đức Đam cũng cho biết Chính phủ
dự kiến báo cáo Quốc hội một số giải
pháp quyết liệt hơn về thuế để hỗ
trợ sản xuất.
Tuy nhiên, cho đến thời
điểm này, vẫn có nhiều quan điểm trái
chiều về mức thuế TNDN sẽ áp dụng từ
đầu năm 2014!